Tin Tức

Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng nông sản

Nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nông sản Việt với chất lượng không ngừng được nâng cao đang ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.

Vấn đề thủ tục hải quan hàng nông sản xuất khẩu được nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm. Để cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục hải quan hàng nông sản xuất khẩu, chúng tôi xin gửi đến quý khách thủ tục và quy trình xuất khẩu tham khảo dưới đây:

Các bước cơ bản để xuất khẩu nông sản bao gồm:

Bước 1: Về chính sách mặt hàng:

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

“Điều 31. Xuất khẩu thuỷ sản

1. Cấm xuất khẩu:

Cấm xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Xuất khẩu không phải xin phép:

a) Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

b) Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam”.

Đề nghị Công ty đối chiếu quy định nêu trên khi xuất khẩu thủy sản. Riêng mặt hàng trái cây, rau củ quả không thuộc diện cấm XK hay XK có điều kiện quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường khác.

Bước 2: Tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch

Nếu sản phẩm của bạn đã được phép nhập khẩu vào nước bạn thì tiến hành xem sản phẩm của mình đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nước nhập khẩu chưa:

  • Kiểm dịch thực vật
  • Sản phẩm phải được chiếu xạ
  • Vùng trồng cần phải đạt tiêu chuẩn
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Bao bì, nhãn mác, cách đóng gói hàng hóa,…
  • Truy xuất nguồn gốc, một số thị trường như EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc đã có những yêu cầu nhất định về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu.

Đối với các sản phẩm tươi sống cần phải trữ lạnh thì cần phải lưu ý thêm một số vấn đề sau để đảm bảo sản phẩm vẫn còn tươi và không bị hư hỏng:

  • Thời gian thu hoạch
  • Thời gian đóng gói
  • Thời gian làm các thủ tục khác: kiểm dịch, chiếu xạ, hải quan,…
  • Thời gian và các thức vận chuyển

Lưu ý cho bạn:

  • Cần phải tìm hiểu và làm kỹ càng ở bước này
  • Tránh lãng phí điện dùng co xe công lạnh khi ra hàng
  • Đảm bảo tìm hiểu kỹ và làm đúng đủ tránh trường hợp bị hàng hóa bị hư hỏng, lúc này bạn phải tốn thêm tiền xử lý hàng hư, chi phí lưu container chờ xử lý, chi phí vận chuyển trở về,…

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết cho việc xuất khẩu

  • Hóa đơn bán hàng
  • Hóa đơn đỏ
  • Danh sách hàng
  • Chứng nhận chất lượng
  • Kiểm dịch thực vật
  • Chứng nhận nguồn gốc
  • Giấy xác nhận hun trùng

Trên đây là những bước cơ bản nhất mà bạn cần thực hiện để có thể xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài. Tuy nhiên, với mỗi thị trường thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng hơn để đảm bảo nông sản của mình được xuất ra nước ngoài với chi phí thấp nhất và không có rủi ro.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất

Rate this post
indochinapost