Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện 

 

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện gồm các bước nào? Dây cáp điện là một trong những mặt hàng được nhập khẩu mạnh nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì tính chất cấu tạo khác nhau, chủng loại đa dạng nên các chính sách hiện hành áp dụng lên mặt hàng này tương đối phức tạp. Chính vì thế, quy trình và các thủ tục thông quan dây cáp điện nhập khẩu là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy quy trình đó như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

I. Quy định nhập khẩu dây cáp điện

 

Trước khi làm các thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ những quy định hiện hành liên quan đến mặt hàng này. Cụ thể:

1. Các loại dây cáp điện phải kiểm tra chuyên ngành

Căn cứ Thông tư 22/2011/TT-BKHCN: Dây điện bọc nhự PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống sẽ phải kiểm tra chất lượng theo Bộ KHCN yêu cầu nếu muốn nhập khẩu về Việt Nam. 

Thông tư 27/2012/TT-BKHCN đã nói rõ dây điện bọc nhựa PVC có điện áp bọc nhựa PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống sẽ phải kiểm tra chất lượng khi:

Dây điện nhập khẩu là hàng hoá ngoại giao, hàng triển lãm hội chợ, quà biếu, quà tặng, hành lý cá nhân, các thiết bị phục vụ dự án về quốc phòng an ninh,…

2. Các loại dây cáp điện không phải làm kiểm tra chuyên ngành

+ Các loại dây cáp điện không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN. Theo đó, đây là các loại dây cáp đã được lắp sẵn đầu nối. Thường được áp dụng trong các thiết bị là sản phẩm của một quá trình sản xuất hoàn chỉnh. 

+ Dây cáp điện thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2. Đây là những mặt hàng được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

+ Dây điện không bọc nhựa PVC mà bọc bằng chất cách điện khác. 

II. HS dây cáp điện

Thủ Tục Nhập Khẩu Cân Điện Tử

 

Để có thể xác định được các chính sách và nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nắm được mã HS của dây cáp điện mà mình nhập khẩu. 

Theo đó, dây cáp điện nói chung có mã HS code thuộc chương 85. cụ thể như sau:

8544: Mã HS code đối với dây điện, cáp điện, kể cả cáp đồng trục có cách điện. Ngoài ra, đây còn là mã HS đối với cáp sợi quang, làm bằng các bó sợ đơn có vỏ bọc từng sợi, các loại cáp đã hoặc chưa gắn đầu nối.

85442021: Mã HS code đối với cáp cách điện chưa được nhà sản xuất gắn đầu nối. Thường những loại cáp này sẽ được sử dụng cho điện áp từ 66kV trở xuống. Bên cạnh đó, đây là mã HS đối với cáp điện có cách điện bằng plastic hoặc cao su.

III. Quy trình nhập khẩu dây cáp điện

Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình sau:

1. Lên tờ khai hải quan nhập khẩu dây cáp điện

Để lên tờ khai thủ tục nhập khẩu dây cáp điện có đầu nối, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng mua bán, bản sao.

– Hoá đơn thương mại (Invoice).

– Phiếu đóng gói hàng hoá (Paking List).

– Bill.

– Giấy giới thiệu.

– Giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng.

– Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

2. Đăng ký kiểm tra chất lượng

Để đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp có thể đăng ký thông qua cổng thông tin 1 cửa Quốc gia tại trang web: https://vnsw.gov.vn/.

Cách 2 là doanh nghiệp có thể đăng ký hồ sơ trực tiếp tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 

Lưu ý, đối với những lô hàng nhập khẩu quá ít, doanh nghiệp có thể làm đơn xin miễn kiểm tra chất lượng.

3. Nộp hồ sơ cho hải quan

Sau khi đã có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần nộp bộ chứng từ đã chuẩn bị kèm giấy chứng nhận nếu trên. Sau thời gian xét duyệt hải quan sẽ quyết định lô hàng được thông quan hay không.

Đối với những lô hàng cần được kiểm tra mẫu, sau khi đưa hàng về kho, doanh nghiệp cần gửi mẫu đi kiểm tra. 

4. Đưa hàng về kho bảo quản và báo cơ quan kiểm định lấy mẫu

Doanh nghiệp có thể đăng ký bước này trên cổng thông tin điện tử 1 cửa Quốc gia. Những thông tin về hồ sơ, chi phí và những yếu tố khác sẽ được trung tâm kiểm định thông báo cụ thể cho doanh nghiệp. 

Rate this post